11A3 THĐ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

11A3 THĐ

11A3 THĐ - Tài trợ bởi công ty Xồn Xồn
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tui mới lập cái group cho A3 trên Facebook, vô đó chém gió tha hồ luôn.
Đây là link: https://www.facebook.com/home.php?#!/group.php?gid=145651498782365&ref=ts
Lưu ý muốn vô group tạo cái account trên Facebook nha
Nhưng mà muốn vô được thì mọi người phải vượt FireWall, cách này rất dễ con nít cũng làm được BẤM VÔ ĐÂY

 

 Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới

Go down 
Tác giảThông điệp
heosualangqualua
Moderator
Moderator



Tổng số bài gửi : 157
Join date : 28/01/2010
Age : 30
Đến từ : Dia nguc

Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới Empty
Bài gửiTiêu đề: Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới   Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới EmptyFri Apr 09, 2010 5:54 pm

Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết ngày 8/4 ở Prague sẽ giới hạn hai nước ở mức có 1.550 đầu đạn, giảm xuống khoảng 30% so với hiện thời, mức thấp nhất kể từ cuộc chạy đua vũ trang những năm 1960.

Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới 20903408_images1948310_NewStart
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí ở Prague, CH Séc.
Tuy nhiên, Hiệp ước này - còn được gọi là START Mới - không động chạm đến những vũ khí "lỏng lẻo" và các loại bom "vali" vốn được coi như mối đe dọa thực sự của khủng bố ngày nay.

"Buổi lễ là một minh chứng cho sự thật rằng các đối thủ xưa giờ có thể xây dựng các mối quan hệ đối tác mới", Tổng thống Obama tuyên bố. "Đây chỉ là một bước tiến trong một hành trình dài hơn".

Các đầu đạn hạt nhân phải cắt giảm theo Hiệp ước mới là những di vật chết người từ thời Chiến tranh Lạnh. Và cho dù có cắt giảm theo như kế hoạch thì hai bên vẫn có đủ sức mạnh để tàn phá thế giới nhiều lần. Và, mối lo ngại hiện nay là những nỗ lực của các nhóm khủng bố như al-Qaeda và của một số quốc gia "cứng đầu" muốn đạt được hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Từ thứ Hai tuần sau (12/4), lãnh đạo của 47 quốc gia sẽ tập trung tại Washington trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân, triệt phá các đường dây buôn bán hạt nhân trái phép và kiểm soát nghiêm ngặt các vật liệu hạt nhân nguy hiểm trên toàn thế giới.

Được giới thiệu cùng với tiếng kèn chiến thắng, hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ đã ngồi xuống chiếc bàn chạm trổ tinh xảo ở Lâu đài Prague, nơi làm việc của các tổng thống Cộng hòa Séc, và đặt bút ký tên họ vào văn bản thay thế Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược 1991. Gần một năm nỗ lực, START Mới đánh dấu sự khởi đầu trong mối quan hệ Nga - Mỹ băng giá một thời. Và một khi được các nhà lập pháp cả hai nước thông qua, hiệp ước này sẽ giới hạn số đầu đạn mà mỗi nước sở hữu ở mức 1.550 trong vòng 7 năm, giảm 1/3 so với mức 2.200 hiện thời.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ vẫn còn đối mặt với nhiều nghĩa vụ hạt nhân quốc tế cấp thiết. Chẳng hạn, họ đang cố gắng đạt được sự đồng thuận giữa hai nước và bốn quốc gia khác là Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức về cách thức giải quyết sự đối đầu của Iran trước các yêu cầu của Liên Hợp Quốc về việc ngừng làm giàu uranium. Phương Tây cho rằng Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân còn Tehran khẳng định họ chỉ nhắm tới các mục đích hòa bình.

Tổng thống Medevdev đã thể hiện sự ủng hộ rõ ràng hơn bao giờ hết từ phía Nga cho đợt cấm vận thứ 4 của Liên Hợp Quốc đối với Iran. "Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ về điều này", trích lời ông chủ Điện Kremlin trước thách thức của Tehran.

Thế nhưng, đó không phải là vấn đề chính được đưa vào cuộc hội đàm vừa qua của hai nhà lãnh đạo. Vấn đề là cần hạ thấp sức mạnh của cơ chế trừng phạt mới tới mức nào để vận động được Nga, chưa kể Trung Quốc - nước còn khó thuyết phục hơn.

Medvedev nói rằng, các đòn trừng phạt sẽ rất "quyết liệt" nhằm thay đổi hành vi chứ không phải nhằm lật đổ chính phủ Iran hoặc đẩy nhân dân Iran vào cảnh cùng cực.

Nhà lãnh đạo Nga nói, ông đã nêu ra với người đồng nhiệm Mỹ "các giới hạn của chúng tôi về những đòn cấm vận như vậy".

Theo chuyên gia nghiên cứu Mike McFaul, các cuộc thảo luận đó rất cụ thể. "Trong tất cả các cuộc đàm phán, mọi người nói về các giới tuyến đỏ và các điểm mấu chốt của mình, và chúng ta đàm phán", trích lời McFaul.

Các quan chức Nhà Trắng không tiết lộ chi tiết cuộc hội thoại riêng tư, lo ngại rằng nó có thể làm hỏng tiến trình. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, với Moscow, một lệnh cấm tuyệt đối đối với các sản phẩm dầu tinh chế nhập khẩu vào Iran là không thể.

Obama nhắc lại tuyên bố của ông rằng "các đòn trừng phạt gay gắt" sẽ được thống nhất trong mùa xuân này. Ông nhấn mạnh "chúng ta sẽ không khoan dung" cho bất kỳ hành động nào của Iran gây nguy cơ chạy đua vũ trang ở Trung Đông hoặc đe doạ an ninh cộng đồng quốc tế.

Nhưng dù Hiệp ước Nga - Mỹ đã được ký ở Prague, cuộc tranh cãi tại Thượng viện Mỹ về văn bản này vẫn đang diễn ra. Tổng thống Obama cần tranh thủ sự ủng hộ của ít nhất 8 thành viên Cộng hòa để đạt được 67 phiếu cần thiết. Và ông đã chỉ định Brian McKeon - cố vấn cấp cao về chính sách ngoại giao - làm người đứng đầu chiến dịch vận động.

Trong khi đó tại Moscow, ông Medvedev nói rằng các nhà lập pháp Nga sẽ nhất trí hành động nhằm phê chuẩn Hiệp ước theo khung thời gian của Mỹ.

Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự lạc quan. Ông Obama nhấn mạnh đến lịch sử lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ về các vấn đề kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, năm nay, đó có thể chỉ là một mơ tưởng. Các chính sách an ninh của ông Obama và đảng Dân chủ đang chịu sự chỉ trích nặng nề của phe Cộng hòa. Thậm chí nếu các thành viên Cộng hòa không phản đối START Mới, họ cũng sẽ tìm cách trì hoãn sự phê chuẩn để ông Obama không giành được chiến thắng trước kỳ bầu cử vào giữa tháng 11 tới.

Ông Obama cho biết, Mỹ muốn đàm phán thêm với Nga trong nỗ lực cắt giảm hơn nữa các loại vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có nhiều lý do mà nỗ lực đó khó thành công, với một trong số này là tranh cãi về hệ thống tên lửa quốc phòng - sự trông cậy lớn của Mỹ vào vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh tổng thể của nước này.
Về Đầu Trang Go down
 
Vẫn còn đó hiểm họa vũ khí đe dọa thế giới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» No ai do ca the gioi - Pham Quynh Anh
» 10 tổ chức mafia "khét tiếng" nhất thế giới
» Clip hát nhép khêu gợi - Trò lố của giới trẻ?
» Ngắm khách sạn dát vàng xa hoa nhất thế giới
» 'Mỹ nam' giới thiệu website chính thức của A.N.Jell

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
11A3 THĐ :: Teen News :: Thời Sự Nước Ngoài-
Chuyển đến